- Khi quý khách thuê xe du lịch đi tham quan, công ty chúng tôi xin giới thiệu một điểm du lịch nổi tiếng mà quý khách cần ghé thăm bởi yếu tố lịch sử và con người tại nơi đây đó là Hội An. Trực thuộc tỉnh Quảng Nam, nằm cách thành phố Đà Nẵng 30 km về phía Đông Nam, cách thành phố Tam Kỳ khoảng 55 km về phía Đông Bắc, với diện tích 6.146,88 ha cùng dân số khoảng 122.000 người. Ở đây gồm nhiều công trình mang giá trị lịch sử như Chùa, Đình, Miếu, Nhà có từ thế kỷ 16 được duy tu bảo dưỡng đến ngày hôm nay cùng tố chất con người đất Quảng giản dị, thật thà, chịu thương chịu khó. Ngoài ra với phong cách ẩm thực phong phú gồm nhiều món ăn nổi tiếng như Cao Lầu, Mỳ Quảng, Bánh Bao Bánh Vạc... đem lại những hương vị đặc trưng không thể nào quên. Hội An được tổ chức UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào ngày 4/12/1999.
- Chùa Cầu hay còn được gọi là Cầu Nhật Bản là một công trình cổ nổi bậc nhất của Hội An có từ thế kỷ 17 do các thương nhân Nhật Bản cùng quyên góp xây dựng. Cầu có chiều dài 18m, bằng gỗ được chạm trổ công phu, một đầu cầu là tượng Chó đứng chầu và đầu kia là tượng khỉ cũng là những con vật mà Nhật Bản sùng bái khi xưa. Tuy mang tên là Chùa nhưng không có tượng Phật, thay vào đó là tượng gỗ Bắc Đế Trấn Võ là vị thần bảo hộ mang đến niềm vui và hạnh phúc mà con người muốn gửi gắm đến trời đất. Chùa Cầu được trùng tu lại vào các năm 1817, 1865, 1915, 1986.
- Hội Quán Phúc Kiến tọa lạc số 46 Trần Phú, Hội An được xây dựng vào năm 1759 là nơi hội họp đồng hương, thờ cúng tiền hiền, thánh thần do một nhóm người Phúc Kiến tạo lập. Trước kia Hội Quán là một miếu nhỏ thờ "Thiên Hậu Thánh Mẫu" là một pho tượng vớt được tại biển Hội An vào năm 1697 phù hộ cho thương thuyền vượt sóng gió. Qua nhiều lần xây dựng và trùng tu Hội Quán Phúc Kiến ngày càng khang trang và rộng lớn góp phần vào diện mạo kiến trúc của Hội An. Đến đây du khách sẽ ngỡ ngàng bởi bàn tay của những nghệ nhân tạo nên một công trình tinh xảo tráng lệ bởi nhiều chi tiết trang trí rồng phượng uốn lượn. Gian chính thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu, Quan Thế Âm Bồ Tát, ba bà Chúa, Thần Tài... ngoài ra gồm những vật phẩm có giá trị như chuông đồng, trống đồng, lư hương cùng nhiều bức hoành phi câu đối. Có thể nói Hội Quán Phúc Kiến là một công trình mang đậm nét kiến trúc và tín ngưỡng của người Á Đông.
- Hội Quán Quảng Đông là một công trình của người Hoa xây dựng vào năm 1885 ban đầu thờ bà Thiên Hậu sau đó chuyển sang thờ "vía" Quan Công và những bậc Tiền Hiền. Nằm gần Chùa Cầu Hội An, Hội quán Quảng Đông là nơi thờ phụng tín ngưỡng và sinh hoạt của cộng đồng Hoa Kiều sinh thời tại Hội An. Nơi đây có kiến trúc đẹp với sự kết hợp giữa gỗ và đá được trang trí rất tinh tế, có sân rộng trưng bày cây cảnh tạo cảnh đẹp và bóng mát. Bên trong Hội Quán là nơi thờ tự cùng nhiều vật phẩm trưng bày có từ xưa như lư đồng, men sứ Trung Quốc, hoành phi câu đối mang đậm chất Á Đông. Hằng năm Hội Quán có tổ chức những lễ lớn vào dịp tết nguyên tiêu (15/1 âm lịch), ngày "vía" Quan Công (24/6 âm lịch).
- Hội Quán Triều Châu còn được gọi là chùa Ông Bổn được xây dựng vào năm 1845 bởi Hoa Kiều Bang Triều Châu. Đây là một kiến trúc cổ được chạm trổ cầu kỳ bằng gỗ và đắp nổi bằng men sành sứ cho một vẻ đẹp tinh tế mang đầy tính nghệ thuật. Hội Quán Triều Châu là nơi thờ Phục Ba tướng quân Ma Viện, vị thần chế ngự sóng gió và mang lại những chuyến đi an lành trên biển cho những thương nhân. Ngoài ra đây là nơi gặp gỡ sinh hoạt của cộng đồng người Triều Châu ở Hội An lúc bấy giờ.
- Tọa lạc tại số 4 Nguyễn Thị Minh Khai, nhà cổ Phùng Hưng được xây dựng từ năm 1780 là nơi sinh sống 8 đời của một dòng họ, một trong những công trình nổi tiếng nhất của phố cổ Hội An. Đây là sự hòa quyện kiến trúc giữa Nhật Bản, Trung Quốc và Việt Nam với kết cấu bằng gỗ mái cao cùng dãy hành lang rộng bao quanh. Khi xưa đây là nơi buôn bán trao đổi hàng hóa của những tiểu thương với nhau và là nơi chứa đựng nhiều thông tin về cuộc sống của những thương nhân thương cảng của Hội An khi xưa. Nhà cổ Phùng Hưng được cấp chứng chỉ di tích lịch sử - văn hóa quốc gia vào ngày 29/6/1993.
- Nhà cổ Tấn Ký nằm trên phố Nguyễn Thái Học là một công trình đã có trên 200 năm, là nơi lưu trú 7 đời của dòng họ Lê. Trãi qua bao nhiêu năm ngôi nhà vẫn lưu lại những nét tài hoa của người thợ mộc Kim Bồng, cấu trúc ngôi nhà là sự hòa quyện kiến trúc giữa Nhật Bản, Trung Quốc và Việt Nam nổi bật với các họa tiết trang trí, hoa văn đều mang triết lý thông điệp của người Á Đông. Đây cũng là ngôi nhà đầu tiên được vinh dự nhận chứng chỉ là di sản quốc gia, là nơi có vinh dự đón tiếp nguyên thủ và nhiều đoàn làm phim.
- Tọa lạc tại số 21 Lê Lợi, Nhà thờ tộc Trần là một trong những công trình cổ và tiêu biểu cho kiến trúc xưa Hội An. Nằm trong khuôn viên 1.500 m2 với bờ tường cao bao quanh cùng nhiều cây xanh cho ta cảm giác mát mẻ và thanh tịnh mang đậm nét Á Đông. Công trình rất hài hòa theo lối phong thủy nghiêm ngặt gồm 2 phần chính gồm một bên là nơi thờ tự và một bên là nơi đón tiếp quan khách lưu trú và hội họp. Hằng năm theo định kỳ, ở đây là nơi tụ họp bà con xa gần về hương khói cho ông bà tổ tiên giúp cho dòng họ ngày càng thêm khăng khít.
- Chùa Ông hay còn gọi là Quan Công Miếu tọa lạc tại số 24 Trần Phú là một công trình có từ thế kỷ 17 thờ vị tướng tài ba của Trung Quốc là "Quan Vân Trường" nhằm ca ngợi nghĩa khí và sự trung quân của ông. Kiến trúc của ngôi chùa gồm bốn gian chính được xây theo kiểu chữ "khẩu", chính điện là pho tượng Quan Công mặc thanh bào thêu rồng kim tuyến nổi với nét mặt oai nghiêm, cùng 2 bên là tượng nô tì và ngựa biểu trưng cho sự trung thành. Ngoài ra trong chùa còn nhiều bia đá, cổ vật, hoành phi câu đối mang nhiều ý nghĩa lịch sử còn được lưu truyền lại cho hậu thế. Chùa Ông được cấp chứng chỉ là di tích lịch sử - văn hóa quốc gia vào ngày 29/11/1991.
- Tọa lạc tại số 80 Trần Phú, bảo tàng gốm sứ mậu dịch được xây dựng vào năm 1920, là nơi lưu trữ khoảng 430 hiện vật có niên đại từ thế kỷ thứ 8 đến thế kỷ 18. Ở đây trưng bày nhiều gốm sứ mậu dịch có nguồn gốc tại Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam và vùng Trung cận Đông cho ta thấy Hội An từng là thương cảng quan trọng rất sầm uất và là nơi giao thoa văn hóa, thương mại Đông - Tây - Á - Âu vào những thế kỷ trước.
- Một địa điểm tham quan chứa đựng nhiều thông tin về nền văn hóa đặc sắc có niên đại hàng ngàn năm đó là bảo tàng văn hóa Sa Huỳnh tọa lạc tại 149 Trần Phú. Với nhiều cổ vật được khai quật từ năm 1989 đến năm 1995 tại Thanh Chiếm, Xuân Lâm, Hậu Xá, Đồng Nà, An Bang có giá trị lịch sử rất lớn giúp cho du khách có hiểu biết nhiều về văn hóa Sa Huỳnh ở Hội An và dãi đất miền trung. Với số lượng hiện vật trên 1000 có thể nói đây là bộ sưu tập phong phú và độc đáo giúp cho hậu thế có cái nhìn rõ hơn về nền văn hóa Sa Huỳnh khi xưa.
- Làng rau Trà Quế thuộc xã Cẩm Hà, cách trung tâm Hội An khoảng 3km là nơi nổi tiếng sản xuất với nhiều sản phẩm rau chất lượng cao được trồng trên đất đai màu mỡ. Với khoảng 130 hộ dân canh tác trên 40 ha cho ra khoảng trên dưới 20 loại rau sạch với nhiều vị thơm ngon hơn hẳn nhiều nơi khác. Đến đây du khách như hòa mình giữa thiên nhiên với nhiều mảnh vườn rau xanh ngát và tiếp xúc với người nông dân bản xứ chân chất hiền lành qua đó hiểu được cuộc sống cũng như công việc hằng ngày của họ và cùng thưởng thức những đặc sản do thiên nhiên ưu đãi cũng như những con người nơi đây tạo nên.
- Làng gốm Thanh Hà là một làng nghề truyền thống có từ thế kỷ 15, nằm bên dòng sông Thu Bồn thuộc phường Thanh Hà cách trung tâm Hội An chừng 2 km về hướng Tây. Nơi đây nghề gốm phát triển do đất sét dẻo có độ kết dính cao cùng người thợ tài hoa làm nên những sản phẩm tinh xảo với độ bền cao. Sản phẩm chủ yếu của người thợ Thanh Hà làm ra là những vật dụng hằng ngày như chum, vại, chén bát đĩa, chậu, bình hoa, con vật với nhiều hình thù và màu sắc rất phong phú.
- Làng mộc Kim Bồng thuộc xã đảo Cẩm Kim cách Hội An tầm 10 phút đi thuyền. Du khách vừa đặt chân lên Kim Bồng đã nghe những âm thanh quen thuộc như tiếng cưa, bào, đục, đẽo của nghề mộc. Nằm ở hữu ngạn hạ lưu sông Thu Bồn, vốn là vùng sông nước nên ở đây ngành đóng thuyền gỗ rất phát triển, ngoài ra sản phẩm của làng rất đa dạng từ những nhà rường cột cho đến bàn, ghế, tượng, đồ lưu niệm do người thợ lành nghề và tài hoa tạo nên. Có thể nói đến Làng mộc Kim Bồng cho ta cảm giác thư thái yên ả giữa bốn bề sông nước cùng những người dân chân chất hiền lành nơi đây.
- Đây là một làng nghề truyền thống có từ lâu đời ở tỉnh Quảng Nam thuộc xã Điện Dương huyện Điện Bàn. Tiền hiền của làng là một người tên "Dương" di cư từ Thanh Hóa đến đây định cư và truyền nghề. Làng đúc đồng Phước Kiều nổi tiếng đúc ra những sản phẩm cồng chiêng với tiếng rất thanh và vang xa có mặt hầu hết trên những vùng Tây Nguyên, ngoài ra sản phẩm của làng rất đa dạng là những vật dụng trong thờ cúng như chân đèn, lư hương cho đến những đồ trang trí lưu niệm tinh xảo. Đến với làng Phước Kiều ngoài việc tham quan mua sắm lưu niệm, chúng ta còn hiểu rõ những kỹ thuật của công đoạn đúc đồng và thưởng thức những âm thanh nhạc cụ do những thợ tài hoa ở đây làm nên.
- Theo sự truyền miện của những bậc cao niên, Cao Lầu là món ăn có tại Hội An vào thế kỷ thứ 17. Một món ăn ảnh hưởng bởi món mỳ Udon của Nhật Bản và phong cách ẩm thực của người Hoa thời kỳ thông thương ở Hội An. Khi đi dạo trong phố cổ du khách rất dễ tìm cho mình một nơi để thưởng thức từ gánh hàng rong lề đường cũng như tại các nhà hàng. Hãy tìm và thưởng thức hương vị một tô Cao Lầu mang phong cách rất riêng chỉ có tại Hội An.
- Cũng gần như món ăn Cao Lầu nhưng nguyên liệu chính là sợi mỳ có sự khác biệt. Sợi Mỳ Quảng mềm hơn và dai hơn với thành phần món ăn là thịt heo, tôm, trứng cút đi kèm với rau sống và bánh tráng nướng dòn. Có thể nói Mỳ Quảng là một món ăn phổ biến nhất và đặc trưng nhất từ nông thôn cho tới thành thị của người dân xứ Quảng. Ta có thể thưởng thức món này ở khắp mọi nơi nhưng thi vị nhất vẫn là những hàng quán nằm ven sông bên những bức tường rêu phong để cảm nhận sự mộc mạc bình dị nhưng không kém phần ngon miệng của món ăn này.
- Bánh Bao Bánh Vạc là hai loại khác nhau nhưng thường hiện diện chung một dĩa bánh. Được làm từ gạo và phải qua gạn lọc nhiều lần rất công phu để tạo nên một loại bột vừa thơm vừa dẻo. Bánh có hình dạng nhỏ và xinh như những đóa hoa hồng với thành phần nhân bên trong gồm tôm, thịt heo, nấm mèo, đậu xanh, lá hành và những gia vị khác cùng nước chấm có vị đặc biệt không nhạt cũng không mặn. Đây là một món ăn phổ biến tại Hội An mà quý khách nên thử qua.
- Một món ăn không thể bỏ qua khi đến Hội An là Cơm Gà Phố Hội, món này có những cách thức chế biến riêng tạo nên hương vị đặc trưng. Đầu tiên phải chọn loại gạo dẻo, thơm, thành phần thứ hai phải chọn những con gà ta nhưng phải là gà tơ để cho chất lượng thịt vừa săn chắc nhưng không quá dai sau đó luộc lên và xe nhỏ thịt rồi trộn đều với rau răm, hành tây, đu đủ ngâm chua cùng gia vị. Món này không khó để tìm tại Hội An nhưng tập trung nhiều nhất tại đường Lê Lợi và đường Phan Chu Trinh.
Trong quá trình thuê xe du lịch Đà Nẵng đi Hội An, nếu quý khách cần cung cấp thêm thông tin về điểm đến chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ cho quý khách.
Mọi chi tiết quý khách xin liên hệ:
- Tel: 0511.3 55 00 44 (điều hành thuê xe 1) - 0511.3 55 27 68 (điều hành thuê xe 2) - 0511.2248391
- Hotline: 0906150001 (Ms Hà) - 0905449544 (Mr Khoa)